Suy giảm thính lực : dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

BẠN BỊ SUY GIẢM THÍNH LỰC ?

Bạn có cảm thấy khó nghe lời nói của người xung quanh? Bạn thường xuyên yêu cầu mọi người nhắc lại nhiều lần? Bạn nhận ra các dấu hiệu của việc bị ù tai ? Đó có thể là dấu hiệu sớm của suy giảm thính lực.

Suy giảm thính lực – Không giới hạn theo tuổi tác

Giống như các vấn đề về thị giác, rối loạn thính giác cũng là vấn đề sức khỏe của cả cộng đồng. Hiện nay, cứ 10 người Việt Nam thì có 1 người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về thính giác. Suy giảm thính lực không phân biệt tuổi tác. Ngay cả trẻ emngười cao tuổi đều có thể bị ảnh hưởng. Cùng Paris Hearing điểm qua một số ví dụ về hoạt động hàng ngày gây hại cho thính lực và tìm hiểu cách bảo vệ tai trong môi trường ô nhiễm âm thanh.

Nghe nhạc bằng tai nghe hoặc nghe hòa nhạc với âm lượng lớn

Làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn, ví dụ như công nhân làm việc trên công trường xây dựng, nhân viên lái xe cấp cứu, lính cứu hỏa, cảnh sát, nha sĩ, kỹ sư và kỹ thuật viên âm thanh, nhạc công…

Làm việc và đồng thời nghe bằng tai nghe trong thời gian dài, đối với những người làm việc từ xa, làm việc tại nhà

Thường xuyên thực hiện các hoạt động gây ra tiếng ồn như, sửa chữa đồ đạc trong nhà,…

Cuộc sống thành thị luôn gắn liền với sự ô nhiễm tiếng ồn (công trường thi công, còi báo động…)

Cơ chế hoạt động của đôi tai

Có nhiều nguyên nhân gây suy giảm thính lực nhưng điều đầu tiên chúng ta cần là phải hiểu được cơ chế hoạt động của tai. Vì sao người già là đối tượng thường bị suy giảm thính lực?

Nhận biết và điều trị suy giảm thính lực

Để tình trạng suy giảm thính lực không gây trở ngại trong cuộc sống hàng ngày và trong các cuộc trò chuyện của bạn với người khác, điều quan trọng là cần phải nhận biết, phát hiện tình trạng suy giảm thính lực càng sớm càng tốt, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.

Các mức độ suy giảm thính lực

Suy giảm thính lực được chia thành 4 mức độ, từ nhẹ đến sâu. Tìm hiểu về mỗi mức độ và cách chúng ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn, tùy thuộc vào mức độ suy giảm thính lực và ngưỡng decibel mà chúng ta có thể cảm nhận được âm thanh. Vui lòng tham khảo bài viết của chúng tôi “Sự khác biệt giữa điếc và suy giảm thính lực” để biết thêm thông tin.

*Lưu ý : Không nhầm lẫn hiện tượng này với chứng điếc, tình trạng mất thính lực hoàn toàn, điếc hoàn toàn

Khoảng mất sức nghe từ 20 đến 40 dB

Khoảng mất sức nghe từ 40 đến 70 dB

Khoảng mất sức nghe từ 70dB đến 90dB

Khoảng mất sức nghe từ 90dB đến 120dB

Điều trị suy giảm thính lực

Không phải ai cũng nhận ra tình trạng suy giảm thính lực của mình. Tuy nhiên, khi phát hiện, không nên chần chừ mà hãy tìm đến các giải pháp điều trị, bao gồm sử dụng máy trợ thính hiện đại và các biện pháp phòng ngừa. Tại Paris Hearing, chúng tôi cung cấp các dòng máy trợ thính hiện đại để hỗ trợ bạn nghe tốt hơn. Tham khảo ngay tại đây.

Suy giảm thính lực ở trẻ em

Trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về thính giác. Nếu bạn có cảm giác rằng con của mình nghe kém, bạn nhất định phải thảo luận về điều này với bác sĩ nhi khoa. Sau đó, bác sĩ nhi khoa có thể giới thiệu cho bạn một chuyên gia tai mũi họng. Tình trạng điếc ở trẻ em không phải là hiếm. Các vấn đề về thính giác ở trẻ em có thể là do bẩm sinh. Tuy nhiên, tình trạng phù thũng trong tai thường là nguyên nhân gây suy giảm thính giác ở trẻ em và nhìn chung, tình trạng này có thể được điều trị.

Nếu suy giảm thính lực ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng nói của trẻ, khi đó cần phải hành động nhanh chóng.

Nếu không được can thiệp sớm, tình trạng nghe kém ở trẻ em sẽ dẫn đến rối loạn giao tiếp và chậm nói. Đương nhiên, điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với tình trạng suy giảm thính lực ở trẻ sơ sinh. Bởi vì trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần trải nghiệm và học hỏi từ thế giới xung quanh bằng tất cả các giác quan để có thể phát triển một cách toàn diện và phù hợp với lứa tuổi của mình để khi đến độ tuổi thanh thiếu niên, chúng có thể hòa nhập tốt với xã hội, cộng đồng.

Suy giảm thính lực ở người cao tuổi

Thông thường, thính lực bị suy giảm dần dần theo tuổi tác. Trên 60 tuổi, có một người suy giảm thính lực trong mỗi hai người, điều này có thể gây nhiều khó khăn và trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Hiện tượng này được gọi là lão thính. Tuy nhiên, khi bạn đã bị suy giảm thính lực, điều đó không có nghĩa là bạn không cần phải bảo vệ thính lực của mình nữa ! Như những người thích sửa chữa các đồ đạc trong nhà và làm vườn, người cao tuổi cũng cần phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa suy giảm thính lực giống như những người trẻ tuổi.

Luôn có những chiếc tai nghe phù hợp với các nhu cầu cụ thể như xem ti vi, nghe đài hoặc nghe nhạc. Khi ta chọn đúng tai nghe, phù hợp với nhu cầu, tai nghe sẽ hoạt động rất hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng âm thanh, làm cho âm thanh khác biệt và rõ ràng hơn, do đó tránh được việc phải tăng âm lượng quá lớn.


Bệnh lão thính

Lão thính bắt đầu và tiến triển theo tuổi tác dẫn đến tình trạng quá mẫn cảm, nhạy cảm với âm thanh lớn, đặc biệt thường xảy ra khi cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái mệt mỏi. Tiếng cánh cửa đóng sầm lại, tiếng trẻ con la hét, tiếng mọi người nói chuyện quá to hoặc tiếng ồn trong một bữa tiệc với nhiều cuộc trò chuyện đan xen có thể gây ra căng thẳng và khó chịu.

Khi ấy, những người xung quanh bạn có thể nhận biết được những khó khăn và trở ngại mà bạn gặp phải (ví dụ: bạn yêu cầu người đối thoại nhắc lại). Chỉ có 30% người bị lão thính nhận thức được tình trạng thính lực của mình và những khó khăn, trở lại mà nó gây ra. Do đó, thực hiện kiểm tra thính lực là điều cần thiết để phát hiện tình trạng suy giảm thính lực tiến triển âm thầm.

Kiểm tra thính lực trực tuyến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại