Thanh thiếu niên đối mặt với các vấn đề gây suy giảm thính lực

Thanh thiếu niên, thế hệ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng suy giảm thính lực

Các bạn trẻ từ 12 đến 25 tuổi dành khoảng 1 tiếng 38 phút mỗi ngày để nghe nhạc trên chiếc máy nghe nhạc di động kỹ thuật số của mình. Suy giảm thính lực khó phát hiện hơn suy giảm thị lực. Tuy nhiên, thính lực một khi đã bị suy giảm rồi thì không thể lấy lại được và suy giảm thính lực để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. Đây chính là lý do tại sao đặc biệt cần phát hiện sớm tình trạng suy giảm thính lực.

1/10

Cứ 10 thanh thiếu niên thì có hơn 1 người bị suy giảm thính lực.

Những nguyên nhân gây suy giảm thính lực

Nguyên nhân đầu tiên gây ra các vấn đề về thính lực ở thanh thiếu niên là tiếng ồn, cụ thể hơn là chấn thương âm thanh do :

Làm thế nào để phát hiện suy giảm thính lực?

Ù tai, hoặc tiếng vo ve trong tai, xảy ra ngay sau khi tiếp xúc lâu với nguồn âm thanh quá lớn, là dấu hiệu cần hết sức lưu ý. Khi đó, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Nhưng trong 90% trường hợp, suy giảm thính lực xảy ra một cách từ từ và do đó, các bạn trẻ thường không nhận ra điều đó. Do đó, các bạn trẻ vẫn sẽ tiếp tục nghe nhạc với âm lượng ngày càng lớn và điều này khiến cho thính lực của họ ngày càng bị suy giảm.

Một số dấu hiệu có thể cảnh báo về vấn đề thính lực có thể xảy ra đối với một người trẻ tuổi :

  • Người này liên tục yêu cầu người đối thoại nhắc lại
  • Người này có hành vi hung hăng hoặc ngược lại quá trầm tínhquá dè dặt
  • Kết quả học tập yếu kém hoặc không ổn định, lên xuống thất thường.

Lời khuyên dành cho các bạn trẻ để có thể bảo vệ đôi tai của mình

Hình ảnh người đàn ông đeo thiết bị bảo vệ thính giác

  • Nên ưu tiên sử dụng dòng tai nghe cách âm để nghe nhạc hoặc chơi game, điều này sẽ giúp ngăn cản tiếng ồn từ bên ngoài, từ đó không cần phải tăng âm lượng của thiết bị để nghe rõ hơn.
  • Trong các buổi hòa nhạc hoặc tiệc tùng, bạn nên tránh xa loa và chủ động đeo thiết bị bảo vệ thính lực, cụ thể các bộ lọc âm trong các thiết bị này giúp tăng chất lượng âm thanh ở nhiều sắc thái âm nhạc và giảm từ 10 đến 20 dB cường độ của nhạc.
  • Nên nghe nhạc trên hệ thống Hi-Fi (độ chân thực cao) với âm lượng vừa phải và hợp lý, giúp mang lại trải nghiệm nghe tốt hơn với chất lượng âm thanh sống động mà vẫn bảo vệ được đôi tai của mình.
  • Đeo thiết bị bảo vệ thính lực đặt làm theo yêu cầu (vừa khít với tai của người dùng) nếu bạn chơi nhạc trong một nhóm nhạc.
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc mỗi ngày với nguồn âm thanh như thiết bị nghe nhạc di động (nghe nhạc bằng tai nghe) để bảo vệ vốn thính lực còn lại của mình. Bởi vì thính lực bị suy giảm, hao mòn khi bị kích thích quá mức và các tế bào lông cảm thụ âm thanh một khi đã bị phá hủy, tiêu biến thì sẽ không thể tái tạo hay mọc trở lại. Không nên nghe quá 2 giờ liên tục, cần dừng lại để tai được nghỉ ngơi.
  • Không cài đặt âm lượng của điện thoại di động hoặc thiết bị nghe nhạc cầm tay trên mức 85dB, đây là ngưỡng gây nguy hiểm cho tai.
  • Giám sát việc luyện tập các hoạt động thể thao cũng có nguy cơ gây hại cho tai, ví dụ như : lặn biển, các môn thể thao trên không (nhảy dù…), các môn thể thao bạo lực như đấm bốc…
quy trình 3 bước để mua máy trợ thính tại paris Hearing

Máy trợ thính, giải pháp cho suy giảm thính lực

Trong trường hợp một người trẻ tuổi bị suy giảm thính lực, cần tìm dòng máy trợ thính phù hợp với lứa tuổi và nên đeo máy càng sớm càng tốt. Đeo máy trợ thính sẽ giúp hạn chế tình trạng suy giảm thính lực và cải thiện đáng kể sự phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của lứa tuổi thanh thiếu niên.

Paris Hearing chuyên cung cấp các công cụ cần thiết giúp điều trị ù tai bằng phương pháp trị liệu âm thanh chuyên biệt, theo hướng dẫn mới nhất về điều trị chứng ù tai.

Xem thêm về máy trợ thính Paris Hearing

Hãy bảo vệ đôi tai của bạn

Điều quan trọng là cần nhận biết các triệu chứng ở giai đoạn đầu để điều trị suy giảm thính lực một cách hiệu quả. Chương trình sàng lọc, kiểm tra thính lực cũng như các vấn đề về thính lực, ví dụ như thực hiện sàng lọc thính lực vào đầu năm học, là một dịp rất tốt để đánh giá khả năng nghe, tình trạng thính lực của thanh thiếu niên. Nếu sau đó thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đừng ngần ngại thăm khám tại các phòng khám và tham khảo ý kiến của các ​​​​bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ tai mũi họng.

Số điện thoại