Những điều bạn cần biết về bệnh Ménière

Những điều bạn cần biết về bệnh Ménière

Bệnh Ménière là một bệnh lý về tai trong dẫn đến các cơn chóng mặt tái phát, tiếng vo ve, tiếng ù taisuy giảm thính lực. Bệnh này còn được gọi là hội chứng Ménière. Hãy cùng Paris Hearing tìm hiểu về bệnh này !

Nguyên nhân gây bệnh Ménière

Hội chứng Ménière chủ yếu ảnh hưởng đến người lớn. Nó thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 đến 60phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều gấp ba lần so với nam giới. Nghiên cứu đã chỉ ra khuynh hướng di truyền đối với bệnh Ménière.

Nguyên nhân gây ra bệnh Ménière cho đến nay vẫn chưa được xác định chính xác, vì bệnh lý này ảnh hưởng đến tai trong, phần sâu nhất của tai. Tai trong gồm có ốc tai (cơ quan thính giác) và tiền đình (cơ quan thăng bằng). Hai bộ phận này chứa đầy chất lỏng, được gọi là nội dịch.

Bệnh Ménière là do chất lỏng dư thừa ở tai trong. Sự dư thừa nội dịch gây ra nhiều áp lực trong ốc tai và tiền đình, gây chóng mặt và suy giảm thính lực. Các đợt phát bệnh có thể xuất hiện khi người bệnh bị căng thẳng, mệt mỏi, kiệt sức hoặc có sự thay đổi áp suất khí quyển.

Nguyên nhân gây hội chứng Ménière chỉ là giả thuyết. Một số nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố có thể là nguồn gốc của lượng nội dịch dư thừa, cụ thể như sau :

  • dị ứng thực phẩm,
  • chấn thương ở phần đầu,
  • rối loạn chức năng của hệ thống miễn dịch.

Các triệu chứng của bệnh Ménière

Bệnh MénièreCác triệu chứng của bệnh Ménière xuất hiện từng đợt. Các đợt phát bệnh không thể đoán trước được và tần suất có thể thay đổi từ vài đợt mỗi năm đến vài đợt mỗi tuần. Những triệu chứng này bao gồm từ cảm giác tai bị tắc nghẽn cho đến chóng mặt dữ dội.

Các triệu chứng của bệnh lý này có thể không xuất hiện đồng thời, cụ thể :

  • mất thăng bằng,
  • suy giảm thính lực một phần,
  • rung giật nhãn cầu (mắt hoạt động mạnh),
  • chóng mặt dữ dội.

Và trong một số trường hợp khác :

  • buồn nôn dữ dội,
  • nôn mửa,
  • đau bụng toát mồ hôi.

Khi áp lực ở tai trong tăng lên, các cơn chóng mặt sẽ tăng lên. Thật vậy, não nhận được thông tin trái ngược nhau từ tai trong và việc kiểm soát tư thế cơ thể trở nên khó khăn.

Xin lưu ý, một số triệu chứng này gần giống với những triệu chứng gặp trong trường hợp viêm dây thần kinh tiền đình, tuy nhiên viêm dây thần kinh tiền đình thường không gây suy giảm thính lực tạm thời.

Hội chứng Ménière tiến triển như thế nào theo thời gian?

Khi bệnh bắt đầu khởi phát, sẽ có khá nhiều cơn phát bệnh. Quả thực, những cơn chóng mặt khiến cơ thể suy nhược nhưng theo năm tháng, chúng giảm dần. Mặc dù ban đầu, thường thì chỉ có một tai bị ảnh hưởng nhưng hội chứng Ménière thường ảnh hưởng đến cả hai tai sau một vài năm. Ngoài ra, nếu các cơn tái phát lặp đi lặp lại, tình trạng mất thính lực có thể trở nên không thể phục hồi.

Phương pháp điều trị hội chứng Ménière

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn bệnh Ménière, nhưng có nhiều cách để làm giảm triệu chứng bệnh.

  • Bệnh Ménière và suy giảm thính lực : điều trị bằng máy trợ thính

Bệnh Ménière thường đi kèm với tình trạng suy giảm thính lực. Để bù đắp cho tình trạng suy giảm thính lực này, việc đeo máy trợ thính là một giải pháp. Máy trợ thính sẽ khuếch đại âm thanh và giúp người bệnh nghe rõ hơn trong khoảng thời gian bị suy giảm thính lực tạm thời do bệnh gây ra. Ngoài ra, người bệnh cũng cần được chuyên viên thính học theo dõi thường xuyên để điều chỉnh, cài đặt của máy trợ thính tùy theo sự tiến triển của bệnh.

  • Phương pháp điều trị bệnh Ménière một cách tự nhiên

Mặc dù không có phương pháp điều trị tự nhiên nào dành cho hội chứng Ménière nhưng bạn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống bằng phương pháp vi lượng đồng căn (homeopathy). Để điều trị hội chứng Ménière một cách tự nhiên, bệnh nhân cũng có thể thực hiện phục hồi chức năng tiền đình, từ đó có thể vượt qua những cơn chóng mặt và học cách lấy lại thăng bằng cơ thể mỗi khi phát bệnh.

  • Thuốc điều trị hội chứng Ménière

Có một số loại thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh Ménière. Một số loại thuốc lợi tiểu thường được kê toa để loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi bệnh tái phát, những loại thuốc được khuyên dùng nhiều nhất là những loại thuốc điều trị buồn nôn, chóng mặt hoặc thuốc điều trị rối loạn lo âu.

Để điều trị bệnh Ménière triệt để hơn, người bệnh cũng có thể tiêm vào tai trong. Tùy thuộc vào cường độ của các cơn chóng mặt, thuốc kháng sinh hoặc thuốc corticosteroid có thể được sử dụng.

  • Phẫu thuật điều trị bệnh Ménière

Trong những trường hợp bệnh Ménière trở nên nghiêm trọng hơn, phương pháp phẫu thuật có thể được xem xét để điều trị chứng chóng mặt.

Tuy nhiên, một số hình thức phẫu thuật có thể gây điếc vĩnh viễn (điếc không thể phục hồi) đối với bệnh nhân :

  • Hút cơ học lượng nội dịch dư thừa : gây mê toàn thân, vết mổ được thực hiện sau tai để làm rỗng chất lỏng dư thừa có trong ốc tai và tiền đình.
  • Cắt dây thần kinh tiền đình : phẫu thuật này gây mất thính lực toàn bộ và vĩnh viễn vì có liên quan đến việc cắt dây thần kinh tiền đình truyền tín hiệu cân bằng đến não.
  • Phẫu thuật cắt bỏ mê đạo tai : trong phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn các tế bào thụ cảm âm thanh của tai trong, vậy nên bệnh nhân sẽ bị điếc vĩnh viễn.

Bệnh Ménière : phải làm gì để phòng ngừa?

Việc phòng ngừa bệnh Ménière hiện nay là không thể vì chưa rõ nguồn gốc của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp để phòng ngừa các cơn tái phát bệnh, bắt đầu với chế độ ăn uống lành mạnh, ít muối. Thật vậy, bệnh Ménière có liên quan đến tình trạng dư thừa chất lỏng nội dịch, chế độ ăn ít muối sẽ giúp hạn chế khả năng giữ nước. Uống đủ nước mỗi ngày cũng được khuyến khích nhằm phòng ngừa bệnh tái phát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại