Nghe kém một bên tai (Điếc một bên) là gì?

Nếu bị điếc một bên hay còn gọi là nghe kém một bên tai, người bệnh sẽ mất một nửa khả năng tiếp nhận các tín hiệu quan trọng. Điều này có thể dẫn đến giảm khả năng hiểu lời nói khi có tiếng ồn chen vào. Cũng như giảm khả năng định vị âm thanh. Hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng giao tiếp xã hội, học tập cũng như năng suất làm việc.

Nghe kém một bên tai là gì?

Nghe kém một bên tai là khả năng nghe của một bên tai kém hơn tai còn lại. Người bệnh có thể bị giảm thính lực 1 bên tai bẩm sinh. Cũng có thể bộc phát đột ngột. Hoặc dần dần từ nhẹ đến nặng.

điếc đột ngột là gì

Mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh lý này là điếc một bên tai. Điếc một bên tai (SSD) là tình trạng mất thính lực thần kinh giác quan một bên tai. Nặng đến mức không thể nghe được về mặt lâm sàng. Bệnh này được xác định bởi ngưỡng nghe từ mức độ nặng đến sâu với khả năng nhận dạng âm thanh kém.

Các bệnh lý như bất thường ốc tai, chấn thương xương thái dương, bệnh Meniere, bệnh schwannoma tiền đình, thiếu máu cục bộ mạch máu, rối loạn tự miễn dịch và nhiễm trùng… thường được biết đến là nguyên nhân gây điếc một bên tai.

Nguyên nhân nghe kém hoặc bị điếc 1 bên tai

  • Ráy tai

Ráy tai có chức năng bảo vệ tai khỏi bụi bẩn, côn trùng. Và nó cũng có thể tự làm sạch tai. Thông thường ráy tai sẽ được đẩy ra ngoài. Nhưng cũng có trường hợp vì một lý do nào đó mà bị kẹt lại. Điều này gây ra tình trạng bít tắc làm giảm khả năng nghe của tai.

  • Viêm tai

Viêm tai do nhiễm khuẩn hoặc virus có thể gây mất thính lực. Viêm tai giữa là loại nhiễm trùng phổ biến nhất dẫn đến tình trạng nghe kém một bên tai.

  • Thủng màng nhĩ

Các loại nhiễm trùng, âm thanh quá lớn như tiếng bom nổ, ngoáy tai không đúng cách… cũng có thể làm thủng màng nhĩ, dẫn đến 1 tai nghe kém hoặc điếc.

  • Bệnh Ménière

Bệnh Ménière là một chứng rối loạn tai có thể dẫn đến mất thính lực. Điển hình là ở một bên tai. Khi mắc bệnh Ménière, người bệnh không chỉ nghe kém một bên tai. Mà còn có thể gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, ù tai hoặc cảm giác đầy tai.

  • Sự phát triển xương bất thường trong tai

Trong một số trường hợp hiếm, sự phát triển bất thường của ổ xốp xơ trong tai có thể gây mất thính lực. Tình trạng này được gọi là chứng xốp xơ tai. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Và có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai tai.

  • Khối u

U bao dây thần kinh thính giác là một loại khối u chèn ép vào dây thần kinh. Khối u gây ảnh hưởng đến thính giác. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến nghe kém một bên tai.

  • Một số bệnh khác

Mắc hội chứng Reye. Một rối loạn hiếm gặp xảy ra ở trẻ em; Viêm động mạch thái dương: Viêm và tổn thương các mạch máu ở đầu và cổ; hẹp động mạch đốt sống khiến lưu lượng máu đến não sau kém; Rối loạn tự miễn dịch… cũng có thể là nguyên nhân gây suy giảm hoặc mất thính lực một bên tai.

Chẩn đoán mất thính lực ở một bên tai

  • Chẩn đoán lâm sàng. Các chẩn đoán lâm sàng có thể giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân mất thính lực một bên tai. Do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Ví dụ tai chảy dịch, có mùi hôi kèm đau nhức; nghe kém; nhiều khả năng nguyên nhân gây giảm thính lực là do viêm tai giữa.
  • Chẩn đoán hình ảnh. Nếu nghi ngờ mất thính lực một bên thần kinh đột ngột khởi phát, các chẩn đoán hình ảnh nên được xem xét để loại trừ bệnh lý sau ốc tai là căn nguyên của tình trạng mất thính lực.
  • Đo thính lực. Bằng cách kiểm tra khả năng nghe âm thanh ở các cường độ và tần số khác nhau, bác sĩ có thể ghi lại tần số âm thanh dưới dạng thính lực đồ, biểu đồ để chẩn đoán.

Làm thế nào khôi phục thính lực một bên tai?

Tùy vào nguyên nhân gây nghe kém 1 bên tai, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phục hồi thính lực phù hợp.

Các giải pháp nghe định tuyến

Đây là các phương án phục hồi thính giác truyền thống dựa vào việc định tuyến lại tín hiệu âm thanh từ tai bị nghe kém hoặc điếc sang tai có thính lực bình thường hoặc có thính lực tốt hơn để xử lý. Theo các bác sĩ Tai-Mũi-Họng, nhược điểm của các phương pháp này là cho hiệu quả kém đối với trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp, các phương pháp định tuyến không thể thực hiện được cho trẻ dưới 5 tuổi.

  • Máy trợ thính định tuyến tín hiệu theo bên (CROS).

Giúp định tuyến lại tín hiệu quan tâm đến tai nghe tốt hơn. Bằng cách đặt một micrô phía sau hoặc trong tai nghe kém/điếc để thu âm thanh; và truyền âm thanh đến một thiết bị thu đeo trong tai tốt hơn. Máy trợ thính CROS là một cách tiếp cận không xâm lấn; để cải thiện khả năng tiếp cận âm thanh của người bị suy giảm thính lực hoặc bị điếc một bên tai.

  • Hệ thống thính giác dẫn truyền qua xương.

Hệ thống nghe dẫn truyền qua xương; hoặc hệ thống thính giác gắn vào xương bao gồm một bộ xử lý âm thanh bên ngoài gắn vào băng đô; hoặc bộ phận cấy ghép phẫu thuật. Bộ xử lý âm thanh thu nhận âm thanh từ bên có thính giác kém hơn; và gửi đến tai nghe tốt hơn; bằng cách dẫn truyền qua xương. Mục tiêu của hệ thống thính giác cố định bằng xương cho người điếc một bên là cung cấp khả năng nhận biết âm thanh cho bên nghe kém hơn.

Hệ thống thính giác được nghe bằng tai đối bên không phục hồi khả năng nghe của tai bị suy giảm thính lực. Thay vào đó, cho phép người bệnh nhận biết các âm thanh ở bên tai không hoạt động. Hệ thống thính giác cố định bằng xương cũng không giúp giảm ù tai; hoặc định vị âm thanh. Nhưng có thể là một lựa chọn tốt. Đặc biệt khi cấy ghép ốc tai điện tử không thể đáp ứng điều trị.

Cấy điện cực ốc tai

em bé trai đeo ốc tai

Cấy ghép ốc tai điện tử (CI) là phương pháp cung cấp kích thích điện trực tiếp đến tai bị điếc thông qua một điện cực đặt trong ốc tai bị suy giảm. Bởi vì cung cấp đầu vào trực tiếp cho tai bị khiếm khuyết; nên kích thích độc lập của mỗi tai có thể mang lại một số lợi ích về thính giác hai tai mà các giải pháp định tuyến không thực hiện được.

Không giống như các phương pháp định tuyến, CI có thể kích thích thính giác ở cả hai tai. Vì vậy nó đóng vai trò như một giải pháp thay thế quan trọng. CI cho phép can thiệp sớm tình trạng nghe kém một bên tai; bằng cách cung cấp các dấu hiệu bổ sung trong giai đoạn phát triển quan trọng; và trước khi sự suy giảm thính giác bắt đầu.

Hệ thống điều chế tần số (FM)

Hệ thống FM sử dụng sóng vô tuyến để gửi lời nói và các tín hiệu khác từ micrô trực tiếp đến máy thu. Máy thu có thể là một loa trường âm thanh hoặc được gửi đến một thiết bị ngang tai, chẳng hạn như máy trợ thính, ốc tai điện tử hoặc dưới dạng một bộ phận độc lập đeo trong tai nghe tốt hơn. Với hệ thống FM, người bệnh có thể nghe thấy giọng nói to và rõ ràng hơn khi có tiếng ồn xung quanh hoặc trong môi trường nghe dội âm hoặc âm thanh ở khoảng cách xa.

Ngoài các thiết bị, các phương thức giao tiếp và điều chỉnh môi trường có thể giúp người khiếm thính giao tiếp hiệu quả hơn.

Cách phòng ngừa giảm thính lực (nghe kém) một bên tai

Để phòng ngừa nghe kém 1 bên tai, chúng ta nên chú ý tới các vấn đề sau.

  • Tránh tiếng ồn: Môi trường tiếng ồn là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thính lực. Tiếp xúc với âm thanh cường độ cao còn tăng nguy cơ điếc vĩnh viễn.
  • Bảo vệ tai khỏi các bệnh nhiễm trùng: Vi khuẩn, virus gây viêm tai giữa, viêm mũi xoang, bệnh sởi… là nguyên nhân gây ra các bệnh viêm tai có thể dẫn đến suy giảm thính lực, do đó tránh để nhiễm các nguồn bệnh này giúp bảo vệ tai khỏi nguy cơ điếc hoặc nghe kém 1 bên tai.
  • Giữ tai khô ráo, sạch sẽ: Giữ tai khô ráo, sạch sẽ bằng cách thấm khô tai sau khi bơi, sau khi tắm để phòng ngừa viêm tai dẫn đến suy giảm thính lực.
  • Vệ sinh tai đúng cách: Việc vệ sinh tai, lấy ráy tai sai cách có thể gây nhiễm trùng hoặc làm thủng màng nhĩ dẫn đến nghe kém.

Khi thính giác của bạn gặp vấn đề bất thường, nghĩ rằng có khả năng bị nghe kém một bên tai hoặc điếc một bên thì nên liên hệ vói chuyên gia thính học để được kiểm tra thính lực. Đặc biệt bị mất thính giác một bên đột ngột cần phải có sự điều trị của y tế càng sớm càng tốt.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 

Số điện thoại