Mất thính lực: Một vấn đề thường gặp ở người lớn tuổi

Mất thính lực (suy giảm thính lực), hay còn gọi là nghe kém là một vấn đề phổ biến do tiếng ồn lớn, lão hóa, bệnh tật và các biến thể di truyền. Khoảng 1/3 số người cao tuổi bị mất thính lực. Và nguy cơ bị mất thính lực tăng dần theo tuổi tác. Những người bị mất thính lực thường gặp khó khăn khi trò chuyện với bạn bè và gia đình. Họ cũng khó nghe hiểu lời khuyên của bác sĩ, phản ứng với các cảnh báo cũng như nghe thấy tiếng chuông cửa và báo động.

Một số người có thể không muốn thừa nhận rằng họ gặp khó khăn khi nghe. Các vấn đề về thính lực bị bỏ qua hoặc không được điều trị có thể trở nên trầm trọng hơn.

Dấu hiệu mất thính lực

Một số người có vấn đề về thính lực và không nhận ra điều đó. Bạn nên đi khám nếu bạn:

  • Gặp khó khăn trong việc hiểu những gì mọi người đang nói qua điện thoại.
  • Khó theo dõi cuộc trò chuyện khi có hai hoặc nhiều người đang nói chuyện.
  • Thường yêu cầu mọi người lặp lại những gì họ nói.
  • Cần tăng âm lượng TV to đến mức người khác phàn nàn.
  • Có vấn đề về hiểu lời nói vì tiếng ồn xung quanh.
  • Nghĩ rằng người khác dường như đang lẩm bẩm.
  • Không hiểu được người khác đang nói gì; khi trẻ em và những người có giọng nói cao nói chuyện với bạn.

Nguyên nhân gây mất thính lực

Tiếng ồn

Tiếng ồn lớn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thính lực. Tiếng ồn từ máy cắt cỏ, xe cộ hoặc tiếng nhạc lớn có thể làm tổn thương tai trong và dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn. Tiếng ồn lớn cũng góp phần gây ù tai. Bạn có thể ngăn ngừa hầu hết tình trạng mất thính lực liên quan đến tiếng ồn; bằng cách tránh xa tiếng ồn lớn hoặc sử dụng nút tai hay phương tiện bảo vệ tai khác.

Ráy tai

Ráy tai hoặc chất lỏng tích tụ cũng có thể gây suy giảm thính lực. Chúng chặn âm thanh truyền từ màng nhĩ đến tai trong. Nếu vấn đề xảy ra do tắc nghẽn ráy tai, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị để làm mềm ráy tai.

Thủng màng nhĩ

Màng nhĩ bị thủng cũng có thể gây mất thính lực. Màng nhĩ có thể bị tổn thương do nhiễm trùng, áp lực hoặc đưa dị vật vào tai; bao gồm cả tăm bông. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau tai hoặc chảy dịch từ tai.

Các bệnh lý khác

Tình trạng sức khỏe phổ biến ở người lớn tuổi; chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao; có thể góp phần gây suy giảm thính lực. Nhiễm trùng tai do virus và vi khuẩn (còn gọi là viêm tai giữa), bệnh tim, đột quỵ, chấn thương não hoặc khối u cũng có thể ảnh hưởng đến thính lực của bạn.

Một số loại thuốc gây hại cho tai

Mất thính lực cũng có thể do dùng một số loại thuốc gây tổn thương tai trong, đôi khi là vĩnh viễn. Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, ung thư hoặc bệnh tim. Cũng bao gồm một số loại thuốc kháng sinh; và thậm chí cả aspirin ở liều lượng cao. Nếu bạn nhận thấy có vấn đề trong khi sử dụng thuốc, hãy lập tức trao đổi với bác sĩ.

Di truyền

Các biến thể di truyền cũng có thể gây mất thính lực. Không phải tất cả các dạng mất thính lực di truyền đều biểu hiện rõ ràng khi mới sinh. Một số hình thức có thể xuất hiện sau này trong cuộc sống. Ví dụ, bệnh xốp xơ tai, được cho là một bệnh di truyền; liên quan đến sự phát triển bất thường của xương khiến cấu trúc bên trong tai không thể hoạt động bình thường.

Ảnh hưởng sức khỏe của việc suy giảm thính lực

Mất thính lực có thể ảnh hưởng đến nhận thức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người cao tuổi bị mất thính lực có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn người cùng độ tuổi có thính lực bình thường. Khả năng nhận thức (bao gồm trí nhớ và sự tập trung) suy giảm nhanh hơn ở người lớn tuổi bị suy giảm thính lực.cụ ông lớn tuổi mất thính lực

Một số nghiên cứu cho thấy những người sử dụng các thiết bị phục hồi thính lực (chẳng hạn như máy trợ thính hay cấy ghép ốc tai điện tử) có nguy cơ suy giảm nhận thức lâu dài thấp hơn so với những người bị mất thính lực không được điều trị.

Những người cao tuổi nghe kém có thể trở nên chán nản hoặc xa lánh người khác. Họ cảm thấy thất vọng hoặc xấu hổ vì không hiểu những gì đang được nói. Đôi khi, họ bị nhầm tưởng là bối rối, không phản ứng hoặc không hợp tác vì nghe không rõ. Những trường hợp này có thể dẫn đến sự cô lập và cô đơn về mặt xã hội.

Suy giảm thính lực, dù chỉ ở mức độ nhẹ, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ té ngã. Cũng ảnh hưởng đến sự an toàn của cộng đồng cũng như cá nhân, chẳng hạn như khả năng lái xe an toàn, khi khó nghe thấy âm thanh cảnh báo hơn.

Làm thế nào để đối phó với tình trạng mất thính lực

  • Hãy cho gia đình và bạn bè biết bạn có vấn đề về thính lực.
  • Yêu cầu mọi người đối mặt với bạn và nói to hơn, rõ ràng hơn. Yêu cầu họ lặp lại hoặc diễn đạt lại những gì họ đang nói.
  • Hãy chú ý đến nét mặt và cử chỉ.
  • Hãy để người đang nói chuyện biết nếu bạn không hiểu những gì được nói.
  • Tìm một vị trí tốt để lắng nghe. Hoặc tìm những nơi yên tĩnh hơn để nói chuyện.
  • Điều quan trọng nhất bạn có thể làm nếu cho rằng mình có vấn đề về thính giác là tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia. Bạn có thể đến khám các bác sĩ tai mũi họng.

Thiết bị hỗ trợ điều trị mất thính lực

Có nhiều loại thiết bị hỗ trợ có sẵn để giúp đỡ những người bị mất thính lực. Những thiết bị này có thể khuếch đại âm thanh, đưa ra cảnh báo và giúp bạn liên lạc với người khác. Ví dụ: Các thiết bị sử dụng bàn phím, màn hình cảm ứng hoặc công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói có thể giúp bạn cung cấp và nhận thông tin hiệu quả hơn. Máy trợ thính Paris Hearing

Máy trợ thính là thiết bị hỗ trợ giúp tạo ra một số âm thanh lớn hơn. Chuyên gia thính học hoặc kỹ thuật viên có thể hiệu chỉnh máy trợ thính cho những người nghe kém. Máy trợ thính hiện nay đã có sẵn mà không cần đơn thuốc. Máy trợ thính không cần kê đơn được bán tại các cửa hàng và online.

Ốc tai điện tử là một loại thiết bị hỗ trợ khác có thể giúp ích cho những người bị điếc từ nặng đến sâu. Trong khi máy trợ thính làm cho âm thanh to hơn để tai bị tổn thương có thể nghe thấy; thì ốc tai điện tử tạo ra các tín hiệu điện mà não nhận biết là âm thanh. Việc cấy ghép đòi hỏi phải phẫu thuật và điều trị y tế.

Nếu bạn đang bị suy giảm thính lực, hãy đến bệnh viện/phòng khám tai-mũi-họng hoặc các trung tâm thính học gần nhất.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại