Kỹ thuật cấy ốc tai điện tử là một trong những phương pháp hiện đại nhằm thay thế ốc tai bị tổn thương ở những người khiếm thính nặng tới sâu để giúp người bệnh khắc phục một cách tương đối khả năng nghe. Vậy phương pháp này có ưu nhược điểm như thế nào?
Cấy ốc tai điện tử (cấy điện cực ốc tai) là gì?
Ốc tai điện tử là một thiết bị điện tử cho phép những người bị suy giảm thính lực nặng có thể tiếp cận âm thanh tốt hơn. Thiết bị này bao gồm một bộ phận bên trong và một bộ phận bên ngoài.
Phần bên trong được đưa vào dưới da phía sau tai. Trong quá trình phẫu thuật cần gây mê toàn thân.
Phần bên ngoài bao gồm bộ xử lý được kết nối với ăng-ten. Ăng-ten được trang bị một nam châm để giữ ở đúng vị trí so với bộ phận bên trong để có thể thiết lập liên lạc.
Bộ phận bên trong và bộ phận bên ngoài đều cần thiết cho hoạt động của ốc tai điện tử.
Quá trình cấy ghép ốc tai điện tử diễn ra như thế nào?
(Ảnh được cung cấp bởi Cochlear™ Americas, © 2009 Cochlear Americas.)
1. Micrô thu âm thanh từ môi trường. Sau đó, âm thanh được bộ xử lý phân tích.
2. Âm thanh đã được mã hóa. Rồi được truyền đến bộ phận bên trong. Bộ phận này biến âm thanh thành các xung điện.
3. Các xung điện hướng về phía các điện cực.
4. Các điện cực kích thích dây thần kinh thính giác gửi thông tin đến não.
Kết quả đạt được khi cấy ghép ốc tai điện tử là gì?
Kết quả đạt được khác nhau tùy theo từng người. Và thiết bị cấy ghép này không bao giờ có thể phục hồi thính lực như bình thường. Không thể đoán trước được bạn sẽ nghe như thế nào. Chỉ có thể cài đặt và tinh chỉnh bộ cấy điện cực ốc tai của bạn một cách tối ưu. Nhưng không kiểm soát được hoạt động của dây thần kinh thính giác, đường dẫn truyền thính giác trung tâm hay vùng vỏ não thính giác của bạn. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng âm thanh bạn nhận thức được.
Nói chung, khi xác định một người khiếm thính là đối tượng phù hợp cho việc cấy ghép ốc tai điện tử. Đó là vì rất có thể họ sẽ nghe tốt hơn sau khi được cấy ghép.
Các tín hiệu do ốc tai điện tử cung cấp bổ sung cho thông tin hình ảnh khi đọc môi. Nhờ đó giúp thúc đẩy giao tiếp tốt hơn. Với thiết bị này, tất cả người đeo đều có thể nghe được âm thanh. Và phân biệt được âm thanh ngắn hay dài, to hay nhỏ.
Hầu hết người dùng còn có thể phân biệt được âm thanh cao thấp. Họ nhận biết một số âm thanh nhất định trong môi trường hàng ngày như tiếng chuông cửa, tiếng còi xe hay tiếng chuông điện thoại. Họ cũng có thể nhận ra một từ hoặc cụm từ được lựa chọn hạn chế.
Một vài trường hợp phổ biến
Không thể dự đoán được một người sẽ cảm nhận lời nói như thế nào sau khi được cấy ốc tai điện tử. Phần lớn bệnh nhân có thể nghe được lời nói. Nhưng thường phải mất thời gian để họ bắt đầu hiểu được âm thanh (đặc biệt là trẻ em). Thông qua một số chương trình chăm sóc trị liệu sau điều trị. Hay một khoảng thời gian phục hồi chức năng và sử dụng bộ xử lý toàn thời gian. Như vậy bạn có thể dần dần hiểu được lời nói. Nếu bạn đeo máy trợ thính thông thường ở tai bên kia. Chúng tôi khuyên bạn nên ngừng đeo máy trong một khoảng thời gian cho đến khi bạn quen với bộ cấy ốc tai của mình.
Một số người có thể hiểu từ hoặc lời nói mà không cần đọc môi. Và có thể sử dụng điện thoại để trò chuyện đơn giản với người thân.
Cuối cùng, một số người có thể hiểu được hầu hết mọi thứ mà không cần sự trợ giúp của việc đọc môi. Nhưng điều này hiếm hơn.
Nghe nhạc thường không dễ chịu với ốc tai điện tử. Trên thực tế, bộ cấy được thiết kế để thúc đẩy khả năng nhận biết giọng nói. Và công nghệ mã hóa âm thanh tập trung vào lời nói. Tuy nhiên, một số người cho biết họ vẫn nhận thấy niềm vui khi nghe nhạc.
Những trường hợp nào không nên cấy ghép ốc tai điện tử?
Nếu có một sự lựa chọn khác, chẳng hạn như máy trợ thính thông thường, thì cấy ốc tai điện tử không được khuyến khích. Nếu thiết bị của bạn không được điều chỉnh cho phù hợp với mức độ suy giảm thính lực của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên quay lại gặp bác sĩ tai mũi họng/kỹ thuật viên thính học để điều chỉnh hoặc mua thiết bị mới. Nếu bạn có khả năng nhận biết giọng nói tốt khi sử dụng máy trợ thính thông thường, thì đây là lựa chọn tốt hơn cho bạn so với việc cấy ốc tai điện tử.
Nếu bạn bị mất thính lực sâu trong một khoảng thời gian dài thì không nên cấy ốc tai điện tử. Bởi vì, nếu dây thần kinh thính giác chưa bao giờ được kích thích hoặc không được kích thích trong một thời gian dài thì nó có thể không truyền được thông tin âm thanh đến não một cách chính xác.
Ốc tai điện tử sẽ không có tác dụng nếu vấn đề nằm ở nơi khác ngoài tai trong. Ví dụ: ở dây thần kinh thính giác. Ngoài ra, nếu ốc tai bị tổn thương và không thể tiếp nhận điện cực thì không nên cấy ốc tai điện tử.
Khuyến cáo của các bác sĩ tai-mũi-họng
Bệnh nhân phải đủ sức khỏe để chịu được thuốc mê và hồi phục sau phẫu thuật. Họ cũng phải có khả năng tham gia các lớp học, chương trình (trị liệu và phục hồi chức năng) sau phẫu thuật.
Điều quan trọng là bệnh nhân và gia đình phải có những kỳ vọng thực tế về việc cấy ốc tai điện tử.
Cuối cùng, sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè là yếu tố thiết yếu tạo nên sự thành công của người đeo ốc tai điện tử.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI