Bảo vệ thính lực : phòng ngừa và cách đối mặt với rủi ro

Đối mặt với âm thanh lớn, việc bảo vệ thính giác ý thức bảo vệ thính giác cho phép chúng ta bảo vệ được thính lực trước các rủi ro mà nó mang lại.

Các nguyên nhân gây suy giảm thính lực

Trong cuộc sống thường ngày, có nhiều yếu tố có thể làm suy giảm thính lực của chúng ta, trong đó: tiếng ồn, nước và sự thay đổi áp suất khí quyển là những yếu tố chính. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận thức được những rủi ro này và phòng ngừa bất kỳ chấn thương nào bằng việc bảo vệ bản thân một cách hiệu quả.

Làm thế nào để bảo vệ thính lực ?

1/4 

người có vấn đề thính giác

Ở người lớn, việc kiểm soát tiếng ồn, nghe an toàn và luôn thận trọng với các thuốc gây độc cho tai, kết hợp với vệ sinh tai giúp bảo vệ thính lực và làm giảm nguy cơ suy giảm thính lực.  

Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2050, cứ 4 người thì sẽ có 1 người có vấn đề về thính giác, tức là khoảng 2,5 tỉ người trên thế giới có vấn đề về thính giác. 

Tiếng ồn thực sự có hại cho cơ thể nếu nó quá to, kèo dài quá lâu hoặc lặp đi lặp lại thường xuyên. Âm lượng được coi là nguy hiểm khi đạt ngưỡng 90 dB. Ví dụ : tiếng ồn của máy khoan là 95dB. Vượt quá 120dB, thính lực của bạn có nguy cơ bị tổn thương không thể phục hồi. 

Nếu bạn làm việc tại công trường xây dựng hoặc là một người đam mê xe thể thao hoặc săn bắn, thì điều quan trọng là luôn phải sử dụng thiết bị bảo vệ thính lực phù hợp.

Đối với những người yêu âm nhạc, hãy chú ý đến âm lượng! Âm lượng đầu ra của tai nghe có thể lên tới 100 dB. Không để âm lượng quá cao khi nghe nhạc trong môi trường ồn ào.

Các cơ quan làm việc đã nhận thấy sự xuất hiện của các vấn đề thính giác không lường trước được. Đối với những người làm việc từ xa, cần chú ý đến thời lượng nghe bằng tai nghe/hoặc chụp tai hàng ngày, có thể gây khó chịu cho thính giác. Hãy ưu tiên sử dụng mẫu tai nghe có cách âm để tránh tăng âm lượng của thiết bị để át tiếng ồn bên ngoài và nhớ bỏ tai nghe ra ngay khi có thể. 

Bảo vệ tai khỏi nước

Nước làm yếu và làm giảm sức đề kháng miễn dịch của đôi tai. Tiếp xúc thường xuyên với nước muối hoặc nước clo có thể gây suy giảm thính giác. Trong nước còn có nhiều vi trùng có thể dẫn đến viêm hoặc thậm chí nhiễm trùng ống tai ngoài, cho đến màng nhĩ. Ngứa là dấu hiệu đặc trưng của tình trạng nhiễm trùng và viêm tai, có khả năng gây nguy hiểm cho cả tai giữa và tai trong.

Khi tập luyện các môn thể thao dưới nước mà gặp phải các triệu chứng trên thì chứng tỏ bạn có đôi tai nhạy cảm và việc bảo vệ hệ thống thính giác bằng thiết bị bảo vệ phù hợp là vô cùng cần thiết, chẳng hạn như đeo nút tai đặc biệt sử đụng dưới nước. 

Bảo vệ thính lực khi thay đổi áp suất

Trong quá trình di chuyển, nhất là bằng máy bay hoặc tàu hỏa, chắng hạn khi đi qua đường hầm, áp suất khí quyển đột ngột thay đổi, tai của bạn có thể bị đau do mất cân bằng áp suất giữa không khí ở giữa với không khí ngoài môi trường. Có một số cách để làm dịu cơn đau:

Các phương pháp này có thể làm dịu cơn đau tai, nhưng chúng không giúp bạn tránh khỏi các cơn đau hoặc sự khó chịu. Vì thế, bạn nên đeo thiết bị bảo vệ thính lực trước khi các triệu trứng xuất hiện

Vệ sinh tai hàng ngày

Một số biện pháp phòng ngừa có thể giúp tránh được các tình huống rủi ro khác nhau cho cơ quan thính giác.

Đầu tiên là để làm sạch phía sâu bên trong tai, cần tránh sử dụng bông tăm ở mức tối đa. Ráy tai, thứ mà chúng ta tìm cách loại bỏ khỏi ống tai ngoài đóng vai trò bảo vệ đôi tai khỏi vi khuẩn, bụi bẩn và các vật thể lạ.

Theo tự nhiên, tai sản sinh ra ráy tai trong ống tai. Chỉ khi có quá nhiều ráy tai, thì chúng ta mới nên làm sạch ống tai. Có thể sử dụng tăm bông nhưng phải đặc biệt cẩn thận. Thật vậy, bằng cách đẩy ráy tai xuống đáy ống tai, việc sử dụng tăm bông có thể dẫn đến nút ráy tai và cản trở việc truyền âm thanh trong ống tai ngoài, từ đó gây suy giảm thính lực. Hãy ưu tiên sử dụng khăn ướt kháng khuẩn để làm sạch vành tai và lối vào ống tai, hoặc sử dụng bình xịt vệ sinh tai. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại