Cấu tạo hệ thống tai, hiểu để bảo vệ thính giác của bạn

Cấu trúc giải phẫu của tai

Thính giác phát triển từ rất lâu trước khi chúng ta được sinh ra! Giác quan này mang đến những tiếp xúc đầu tiên của chúng ta với thế giới bên ngoài. Hãy cùng chúng tôi khám phá sơ đồ cấu tạo taicơ chế hoạt động của hệ thống thính giác, cách thức mà hệ thống này chuyển đổi âm thanh xung quanh chúng ta thành các thông tin và cách thức mà bộ não xử lý, diễn giải các âm thanh để chúng ta có thể hiểu được chúng…

Âm thanh là một dải sóng âm lan truyền trong không khí, giống như một vòng sóng nổi lên trên mặt nước sau khi chúng ta ném một hòn đá vào mặt hồ, mặt ao. Vành tai hứng sóng âm và truyền chúng đến màng nhĩ và chuỗi xương con thông qua ống tai ngoài, tiếp đến, tại ốc tai sóng âm được chuyển hóa thành các tín hiệu thần kinh mà não bộ có thể phân tích và diễn giải được, nhờ đó mà chúng ta hiểu được âm thanh. Hệ thống thính giác được cấu thành từ nhiều bộ phận có chức năng tương hỗ cho nhau, mỗi một bộ phận có một chức năng riêng.

Về sơ đồ cấu tạo, tai gồm có 3 phần chính :

  • Tai ngoài : vành tai, ống tai ngoài.
  • Tai giữa : màng nhĩ, chuối xương con (gồm 3 xương : xương búa, xương đe và xương bàn đạp).
  • Tai trong : Ốc tai, tiền đình.
Sơ đồ cấu tạo tai

1. Cấu trúc giải phẫu tai ngoài

Vành tai (loa tai) gồm những phần nào?

Vành tai có cấu tạo gồm da, mỡ và sụn. Loa tai có nhiều nếp gấp, cong và xoắn (giống hình chiếc phễu) có hình dạng độc đáo và mang tính cá nhân hóa giống như dấu vân tay.

Các phần của vành taiVành tai gồm những bộ phận nào ?

Cấu trúc giải phẫu của vành tai, còn được gọi là tai ngoài, khá phức tạp và bao gồm các phần sau :

– Gờ luân (cạnh tai, có hình dạng vo tròn)

– Gờ đối luân (phần nằm giữa chũm của xoắn tai và gờ luân)

– Bình tai (phần nhô ra ngay trước lối vào ống tai ngoài, giúp bảo vệ lối vào ống tai ngoài)

– Gờ đối bình

– Dái tai (phần thịt mỡ không có sụn nằm ở bên dưới của vành tai, có thể tách rời (dái tai dài) hoặc dính vào (dái tai ngắn)

– Hố tam giác (lõm hình tròn có hình chiếc phễu)

– Chũm của xoắn tai (phần lõm sâu có sụn, nối tai với hộp sọ).

Vai trò của tai ngoài là gì ?

Vành tai có hình dạng giống như một chiếc phễu, cho phép hứng âm thanh từ mọi phía và hướng chúng di chuyển về phía màng nhĩ : tai ngoài góp phần cải thiện chất lượng âm thanh thu được. Trong khi đó, ống tai ngoài (ống thuôn dài nằm giữa vành tai và màng nhĩ, bịt kín một đầu ở màng nhĩ) có vai trò khuếch đại và dẫn truyền sóng âm đến màng nhĩ.

Bạn có biết rằng các công nghệ thế hệ mới nhất được tích hợp trên dòng máy trợ thính cao cấp giúp người đeo máy tái tạo lại khả năng nghe tự nhiên như một người bình thường, bằng cách kết hợp khả năng định vị âm thanh trong không gian, công nghệ âm thanh 360 ​độ​ với micro có hướng và hoạt động như « vành tai » của người bình thường.

2. Cấu trúc giải phẫu của tai giữa

Tai giữaTai giữa nằm trong nằm trong « phần đá » của xương thái dương. Tai giữa gồm có màng nhĩ và 3 xương cực kỳ nhỏ, gọi là 3 xương con : xương búa, xương đe và xương bàn đạp có chức năng khuếch đại các rung động âm thanh và truyền chúng đến tai trong.

Các xương con nằm trong hòm nhĩ chứa đầy không khí được thông với mũi bằng “vòi Eustache” (vòi nhĩ). Không khí trong hòm nhĩ giúp màng nhĩ và các xương con rung động, chuyển động linh hoạt và từ đó có thể truyền âm thanh đến tai trong. Đó là lý do tại sao khi bạn bị nghẹt mũi, bạn sẽ nghe kém hơn !

 

3. Cấu trúc giải phẫu của tai trong

Tai trongĐiểm cuối cùng của tai trong, vẫn nằm trong phần đá của xương thái dương, được cấu thành từ các khoang xương chứa đầy chất lỏng : ốc tai, có hình vỏ ốc, chứa cơ quan Corti, cơ quan cảm thụ thính giác có chức năng truyền tín hiệu âm thanh, và tiền đình, có chức năng đảm bảo sự thăng bằng của cơ thể chúng ta.

Ốc tai chuyển đổi tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện. Các tín hiệu điện này sau đó được truyền đến não bộ thông qua dây thần kinh thính giác, sau đó não bộ sẽ xử lý chúng và chuyển hóa chúng thành thông tin, từ đó chúng ta hiểu được âm thanh.

Có thể thấy tai người có cấu trúc giải phẫu vô cùng tinh vi và đôi tai là tài sản vô cùng quý giá. Vậy nên điều quan trong là bạn cần phải chăm sóc và bảo vệ thật tốt đôi tai của mình và đừng ngần đến các phòng khám và trung tâm chuyên khoa để thực hiện các bài kiểm tra thính lực. Nếu thính lực của bạn được xác định là bị suy giảm, chúng ta luôn có công nghệ mới giúp hỗ trợ giải quyết vấn đề, đó là công nghệ trợ thính.

Số điện thoại