Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cấy ốc tai điện tử cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị điếc một bên hoặc điếc không đối xứng kèm theo chứng ù tai.
Điếc một bên tai, điếc khôn đối xứng và ù tai
Điếc nặng một bên hoặc bất đối xứng ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số ở tuổi trưởng thành. Bệnh lý này được định nghĩa là khả năng nghe thuần âm trung bình ≥70 dB đối với tai kém hơn. Và 30dB đối với tai tốt hơn. Trong bệnh điếc bất đối xứng (AHL), ngưỡng nghe không có máy trợ thính ở tai tốt hơn là từ 30 đến 60 dB HL. Và có thể được cải thiện bằng máy trợ thính thông thường.
Ở những bệnh nhân này, thính lực ở một bên tai là bình thường hoặc gần như bình thường. Trong khi tai còn lại bị mất thính lực từ mức độ nặng đến sâu. Kết quả là: khả năng nghe hai tai bị xáo trộn. Khó xác định nguồn âm thanh và khó hiểu lời nói trong môi trường ồn ào. Một số bệnh nhân còn bị ù tai nặng. Vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và dễ bị lo lắng, thậm chí là trầm cảm.
Trong trường hợp các liệu pháp thông thường thất bại. Ví dụ: máy trợ thính, thuốc điều trị thần kinh, liệu pháp thư giãn năng động Sophrologie và nhận thức-hành vi. Thì việc điều trị được khuyến nghị bao gồm một máy trợ thính truyền âm thanh từ bên điếc sang tai đối diện (hệ thống CROS). Hoặc bộ cấy ghép gắn vào xương dựa vào sự dẫn truyền âm thanh đường xương.
Trong trường hợp điếc nặng một bên hoặc bất đối xứng. Cấy ốc tai điện tử (CI), bằng cách kích thích tai nghe kém hơn, cũng là một phương pháp. Trong đó tai được cấy ghép cho phép phục hồi thính giác hai tai và giảm ù tai.
Kết quả cấy ghép điện cực ốc tai trong một vài cuộc nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2021
Năm 2021, một nghiên cứu do Giáo sư Mathieu Marx và cộng sự thực hiện. Nghiên cứu này xem xét việc lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân điếc nặng một bên (SSD) hoặc điếc không đối xứng (AHL). Đó là bằng cách đánh giá qua các thử nghiệm điều trị.
155 người trưởng thành trên 18 tuổi được lựa chọn tại 7 trung tâm thính học của Pháp. Những người bị SSD hoặc AHL, đã đáp ứng các tiêu chí để được chọn cấy ốc tai điện tử. Họ có hoặc không kèm theo chứng ù tai.
Thử nghiệm đầu tiên đã được thực hiện trong 3 tuần. Phonak Target, hệ thống CROS của Sonova. Sau đó tất cả họ lại tiếp tục tham gia thực hiện thử nghiệm. Cũng trong 3 tuần. Với thiết bị cấy ghép cố định vào xương, BAHA (Cochlear) hoặc Ponto (Oticon Medical).
Sau những thử nghiệm này, họ có thể chọn giữa 4 lựa chọn:
1. Tránh các cuộc điều trị, xử lý trong tương lai
2. Bắt đầu sử dụng lại hệ thống máy trợ thính CROS
3. Quay trở lại sử dụng hệ thống dẫn truyền xương được cấy ghép bằng phẫu thuật
4. Cấy ghép điện cực ốc tai
Kết quả
Kết quả của hai cuộc thử nghiệm: 75 đối tượng đã chọn đeo CROS. 51 người cấy ốc tai điện tử. 18 người đeo thiết bị cấy ghép gắn vào xương (BCD). Và 11 người từ chối tất cả các lựa chọn.
Liên lạc với họ trong khoảng thời gian từ 45 đến 67 tháng sau. 121 người được đánh giá về chất lượng cuộc sống cũng như khả năng nghe (nhận dạng giọng nói trong tiếng ồn và định vị theo chiều ngang).
Trong nhóm bệnh nhân mắc SSD hoặc AHL này, gần 50% đối tượng chọn điều trị bằng hệ thống máy trợ thính CROS. Và 33% cấy ghép ốc tai điện tử. Tỷ lệ duy trì lâu dài là 51% đối với CROS. 64% đối với dẫn truyền qua xương và 81% cho cấy ghép ốc tai.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị chủ yếu được thúc đẩy bởi những cân nhắc chủ quan của bệnh nhân.
Nghiên cứu được thực hiện trong 4 năm (2013-2017)
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Bác sĩ Christine Poncet-Wallet. Và được xuất bản trên Otol Neurotol-2020. Từ 6 trung tâm cấy ốc tai điện tử của Pháp (từ tháng 08/2013 đến tháng 05/2017). Họ đã kiểm tra kết quả thính lực và ù tai ở 26 người lớn bị điếc một bên (SSD) và ù tai. Những người này đã thực hiện cấy ốc tai điện tử (CI).
Bài nghiên cứu này đánh giá lợi ích của ốc tai điện tử trong việc vô hiệu hóa chứng ù tai. Một năm sau phẫu thuật, với hai loại kích thích: kích thích tiếng ồn trắng và kích thích tiêu chuẩn.
Trong nhóm bệnh nhân mắc SSD và bị ù tai với khả năng nghe ở tai đối diện là bình thường hoặc gần bình thường. Tình trạng khó chịu liên quan đến ù tai. Cũng như khả năng nhận biết lời nói trong tiếng ồn và hiệu ứng hai tai đã được đánh giá.
Khả năng nhận biết lời nói và thính lực ở hai tai được đánh giá sau 13 tháng kích hoạt ốc tai điện tử. Đó là bằng một bài kiểm tra về khả năng nhận biết lời nói trong tiếng ồn.
Kết quả
Sau 1 năm được cấy ốc tai điện tử tiêu chuẩn. 23 bệnh nhân cho biết tình trạng ù tai được cải thiện đáng kể. Điều này thể hiện bắt đầu từ 1 đến 2 tháng sau CI và cải thiện vượt quá 40% ở 14 bệnh nhân. Khả năng nhận biết giọng nói trung bình trong tiếng ồn sau 1 năm đã cải thiện đáng kể ở 23 bệnh nhân.
Sau 1 năm theo dõi, 92% bệnh nhân bị điếc nặng một bên có cấy ghép ốc tai đã có tình trạng bệnh lý giảm bớt. Khả năng nghe dần dần được cải thiện sau khi giảm chứng ù tai. Nhờ đó cải thiện khả năng nhận biết lời nói trong tiếng ồn, cũng như phục hồi một phần khả năng nghe hai tai.
Kết luận từ nghiên cứu cấy ốc tai điện tử
Tất cả các nghiên cứu này đều có xu hướng chỉ ra rằng phương pháp cấy ghép ốc tai điện tử cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị điếc nặng một bên hoặc điếc không đối xứng, đặc biệt là chứng ù tai. Từ đó có thể phục hồi một phần khả năng nghe của cả hai tai.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI