Tình trạng suy giảm thính lực ở trẻ em có thể liên quan đến các bệnh truyền nhiễm và các bệnh do vi-rút tấn công dây thần kinh thính giác (trong số các bệnh, phổ biến nhất là quai bị và sởi). Sử dụng một số loại thuốc liều cao cũng là nguyên nhân gây rối loạn thính giác có thể dẫn đến suy giảm thính lực và điếc. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến các loại thuốc sau :
- Các kháng sinh nhóm aminoglycoside được sử dụng để điều trị viêm phổi là nhóm đứng đầu các thuốc gây suy giảm thính lực vĩnh viễn và thậm chí có thể gây điếc hoàn toàn,
- Một số loại thuốc lợi tiểu cũng có thể gây rối loạn thính lực,
- Một số loại thuốc kháng viêm không chứa steroid cũng gây suy giảm thính lực, thậm chí trong một vài trường hợp còn gây điếc,
- một số loại thuốc điều trị sốt rét, nếu sử dụng trong khoảng thời gian quá dài, có thể gây điếc vĩnh viễn.
Gần 60% trường hợp suy giảm thính lực ở trẻ em có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng vắc-xin ngừa rubella và viêm màng não mô cầu, bằng cách cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh, cũng như bằng cách phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm tai giữa.
Rối loạn thính giác ở trẻ sơ sinh
Việc phát hiện các vấn đề về thính giác ở trẻ lớn dễ dàng hơn ở trẻ sơ sinh. Nhưng cũng có những dấu hiệu giúp cha mẹ biết về tình trạng rối loạn thính giác ở trẻ sơ sinh. Bạn có thể xác định trẻ bị rối loạn thính giác nếu như bé có một trong những biểu hiện sau :
- Không phản ứng với đồ chơi và các kích thích âm thanh,
- Không bập bẹ, bi bô hoặc không phản ứng với giọng nói của cha mẹ.
Nhân viên y tế khoa phụ sản có dụng cụ kiểm tra thính lực cho trẻ sơ sinh không gây chấn thương, sợ hãi và có thể phát hiện bất kỳ tình trạng suy giảm thính lực nào. Từ một vài năm trở lại đây, việc khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ sơ sinh được thực hiện tại các khoa sản của các bệnh viện. Trong trường hợp nghi ngờ bị rối loạn thính lực, các bác sĩ có thực hiện một bài kiểm tra khác ba tuần sau khi sinh. Cha mẹ cũng cần phải thông báo trực tiếp cho bác sĩ hoặc bác sĩ tai mũi họng biết nếu họ phát hiện ra dấu hiệu điếc ở trẻ.
Các bệnh thính giác ở trẻ em
Suy giảm thính lực ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
Bé nhà bạn không phản ứng với các kích thích âm thanh hoặc không nhanh chóng phát triển kỹ năng nói của mình ? Con bạn có thường xuyên phàn nàn về tiếng ù hoặc tiếng huýt sáo trong tai không ? Những dấu hiệu này báo hiệu rằng con của bạn có thể đang gặp các vấn đề về thính lực. Trong số các nguyên nhân có một số bệnh mà trẻ em dễ mắc hơn người lớn. Nếu con bạn được chẩn đoán mắc bệnh thính giác ở trẻ em, có vấn đề về thính lực hoặc điếc, đừng ngần ngại liên hệ với một trong những chuyên gia thính học của chúng tôi.
Suy giảm thính lực ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể khó phát hiện hơn. Tuy nhiên, trẻ em lại là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về tai, các bệnh này có thể gây ảnh hưởng đối với sự phát triển thể chất và phát triển đời sống xã hội một cách toàn diện của trẻ. Nói chung, nếu bé nhà bạn không phản ứng với các kích thích âm thanh, nếu bé nhà bạn chậm phát âm những từ đầu tiên hoặc gặp khó khăn trong việc lặp lại các từ, thì rất có thể bé đã mắc chứng điếc ở trẻ sơ sinh.
Điếc bẩm sinh
Điếc bẩm sinh nghĩa là bé bị điếc từ khi sinh ra. Điếc bẩm sinh thường do gen di truyền, vậy nên điếc bẩm sinh là bệnh di truyền, hoặc có thể là hậu quả của nhiễm trùng mà người mẹ mắc phải trong thời kỳ mang thai hoặc khi sinh, chẳng hạn như nhiễm virus Cytomegalo hoặc vi-rút Rubella.
Điếc do nguyên nhân nào đó gây ra về sau này
Điếc do nguyên nhân nào đó gây ra về sau này là các thể điếc có nguồn gốc sau khi bé được sinh ra và có thể là do một số bệnh như:
Viêm màng não mô cầu
Trẻ em có thể bị viêm màng não mô cầu sau khi bị cảm lạnh, bị viêm tai giữa hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác nặng hơn.
Bệnh quai bị
Bệnh quai bị : bệnh quai bị là do một loại virus lây nhiễm tấn công tuyến nước bọt. Các triệu chứng của bệnh gồm có sưng phù má và sưng phù phần từ quai hàm đến tai của trẻ.
Viêm tai giữa
Khoảng 80% trẻ em dưới 3 tuổi bị viêm tai giữa. Trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai hơn do hệ thống miễn dịch còn non kém và vòi Eustache thường ngắn hơn người lớn. Thật vậy, vòi Eustache đóng vai trò là rào cản ngăn chặn các mầm bệnh. Nếu vòi Eustache ngắn hơn thì sẽ khó có thể ngăn chặn tất cả vi khuẩn và chất dịch tiết từ mũi chảy đến tai.
Trong trường hợp bị ù tai
Tình trạng ù tai cũng khá phổ biến ở trẻ em, nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng có thể sớm phát hiện tình trạng bất thường này ở trẻ, việc phát hiện chậm trễ khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Trẻ thường bị ù tai sau khi tiếp xúc với âm thanh cực kỳ lớn.
Ù tai là hậu quả của việc thường xuyên nghe bằng tai nghe với âm lượng rất lớn. Nói chung, chứng ù tai thường xảy ra ở thanh thiếu niên sau khi nghe hòa nhạc với âm lượng cực lớn, tuy nhiên, khi nghe thấy tiếng rít và tiếng ù kéo dài trong tai hơn 24 giờ, cần đến gặp bác sĩ tai mũi họng.
Để phòng ngừa ù tai, điều cần thiết là phải tập cho trẻ những thói quen lành mạnh và dạy trẻ cách sử dụng thiết bị bảo vệ thính lực hoặc sử dụng tai nghe chống ồn dành riêng cho trẻ em trong các buổi hòa nhạc hoặc sự kiện ồn ào.