Bệnh rối loạn tăng thính

Rối loạn tăng thính là gì?

Chứng rối loạn thính giác này này gây ra cảm giác quá mẫn cảm, nhạy cảm của tai đối với âm thanh và tai không thể dung nạp được một số âm thanh (tùy theo tần số, cường độ…), người mắc chứng rối loạn tăng tính cảm nhận âm thanh lớn hơn so với thực tế.

2%

Dân số mắc bệnh rối loạn tăng thính theo ước tính.

Bạn có đang bị rối loạn tăng thính ?

Các chuyên gia thính học của Paris Hearing luôn sẵn sàng phục vụ bạn, đồng hành cùng bạn để tìm ra giải pháp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của bạn.

Kiểm tra thính lực ngay

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tăng thính

Nguyên nhân của chứng rối loạn tăng thính hiện vẫn chưa được xác định cụ thể.

Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, người bệnh bị rối loạn tăng thính sau khi gặp phải chấn thương âm thanh, chẳng hạn như tiếng xe máy rồ ga quá lớn, tiếng hét của trẻ em, tiếng còi báo động kêu to hoặc thậm chí là tiếng bát đũa đập mạnh trên mặt bàn. Bản thân các bác sĩ tai mũi họng không phải lúc nào cũng xác định được nguồn gốc của bệnh này. Tuy nhiên, có một số giải pháp giúp những người mắc chứng rối loạn tăng thính cải thiện chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng của rối loạn tăng thính

Một người mắc chứng rối loạn tăng thính sẽ cảm thấy không chịu được khi nghe những âm thanh mà trước đó họ vẫn chịu được. Bệnh này có một số triệu chứng điển hình như: đau nửa đầu, mệt mỏi, buồn nôn… Chứng rối loạn thính giác này cũng thường liên quan đến chứng ù tai (khoảng 40% người mắc chứng rối loạn tăng thính đồng thời bị ù tai).

Đối với một người có thính lực bình thường, ngưỡng nghe gây khó chịu là khoảng 90 decibel (dB) và ngưỡng gây đau trong tai là khoảng 120 dB. Một người mắc chứng rối loạn tăng thính có thể cảm thấy đau trong tai ngay từ cường độ âm thanh 60 dB.

Điều trị rối loạn tăng thính

Rối loạn tăng thính là trải nghiệm vô cùng khó chịu bởi nó gây ra những cơn đau dữ dội cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày. Sự hỗ trợ của người thân là rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh lý này.

Cụ thể, bước đầu tiên cần thực hiện là bảo vệ đôi tai của bạn khỏi những tiếng ồn bằng thiết bị bảo vệ thính giác trong môi trường “ồn ào” (ví dụ : buổi hòa nhạc, công trường xây dựng…). Phương pháp điều trị chứng rối loạn tăng thính khá giống với phương pháp điều trị chứng ù tai và bao gồm cả liệu pháp âm thanh bằng cách thích nghi, làm quen từ từ và liệu pháp bổ sung như thư giãn hoặc tâm lý học.

Ù tai và những điều cần lưu ý
Số điện thoại