Suy giảm thính lực có xu hướng gia tăng ở người trẻ

Có nhiều người vẫn nghĩ rằng, lãng tai chỉ gặp ở những người lớn tuổi. Thế nhưng, trên thực tế, có rất nhiều người trẻ cũng đang gặp phải các vấn đề về suy giảm thính lực.

Mất thính lực có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau đối với mọi người ở mọi lứa tuổi. Riêng với người trẻ, hầu hết nguy cơ mất thính giác được cho là xảy ra khi tiếng ồn lớn gây tổn thương; hoặc tiêu diệt các tế bào lông nhỏ ở tai trong. Những tế bào này chuyển đổi các sóng âm thanh thành tín hiệu điện; và gửi chúng dọc theo dây thần kinh thính giác đến não, nơi chúng ta cảm nhận được âm thanh.

suy giảm thính lực

Nguyên nhân đến từ lối sống

Đôi khi thiệt hại là tạm thời và chúng ta không cảm nhận được. Chẳng hạn như thính giác có thể trở nên tồi tệ hơn một ngày; sau khi tham dự một buổi hòa nhạc với rất nhiều âm thanh ồn ào. Nhưng thính giác sẽ được cải thiện khi các tế bào lông nhỏ ở trong tai được phục hồi.

WHO khuyến cáo mức âm thanh tối đa tai chịu được là 85 decibels; tương đương với tiếng ồn của một đường phố đông đúc nghe từ trong ô tô. Mức âm thanh này sẽ tương đương với mức trung bình ở volume của Ipod; thiết bị nghe nhạc… Trong khi các thiết bị giải trí hiện nay có thể đạt mức 120 decibels. Nếu người dùng nghe ở mức âm lượng tối đa này trong vòng 15 phút; suy giảm thính lực ngay lập tức sẽ xảy ra.

TS. Vật lý Nguyễn Văn Khải, nguyên cán bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết chiếc tai nghe nhỏ gọn nhưng đúng là sát thủ với thính lực của mỗi người. Dùng tai nghe khi đi trên đường với âm lượng cao. Thời gian sử dụng kéo dài có thể khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức; mệt mỏi. Các tế bào lông bị tổn thương dẫn đến không phân biệt được âm thanh; nghe bị nhầm và có thể bị điếc vĩnh viễn.

Điếc đột ngột

Bên cạnh đó, một tình trạng phổ biến trong suy giảm thính lực cần quan tâm là bệnh lý điếc đột ngột. Điếc đột ngột là một bệnh lý cấp cứu trong Tai Mũi Họng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và giao tiếp của con người.

Hầu hết các trường hợp điếc đột ngột là vô căn. Chỉ khoảng 10% điếc đột ngột được tìm thấy nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây điếc đột ngột thường gặp như: do virus (quai bị, thủy đậu, Zona, sởi, Rubella…); do chấn thương vùng đầu cổ; do bệnh lý mạch máu như tang huyết áp, xơ vữa mạch máu; nhiễm độc tai do thuốc như kháng sinh nhóm aminoglycoside; do bệnh lý tự miễn; tổn thương dây thần kinh thính giác; do rối loạn tâm lý, trầm cảm, lo âu.

Tỷ lệ điếc đột ngột hay gặp khoảng 5 – 20/100.000 người. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh mà điếc đột ngột có tiên lượng phục hồi khác nhau. Theo một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ phục hồi tự nhiên của điếc đột ngột khá cao dao động từ 47 – 63%. Bao gồm phục hồi một phần và toàn bộ. Tuy nhiên, với những người bệnh có kèm theo triệu chứng chóng mặt nặng; khả năng phục hồi sẽ thấp hơn. Vì vậy, khi bị nghe kém đột ngột, bạn nên đến bệnh viện sớm để được thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cũng như loại trừ các nguyên nhân khác.

Phòng ngừa suy giảm thính lực

Để phòng ngừa điếc đột ngột, chúng ta cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, giảm căng thẳng, stress giúp hạn chế cách tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng tai trong, hạn chế sử dụng các chất kích thích. Bên cạnh đó, chúng ta cần tránh tiếp xúc với cường độ âm thanh lớn, nếu phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn kéo dài cần trang bị các thiết bị bảo hộ lao động giúp giảm tiếng ồn gây chấn thương âm thanh. Ngoài ra, chúng ta nên hạn chế nghe nhạc bằng tai nghe nhằm kiểm soát được âm thanh.

Trong trường hợp có một vài dấu hiệu của suy giảm thính lực, chúng ta nên nhanh chóng đi đến bệnh viện chuyên khoa hoặc trung tâm thính học gần nhất để được khám và đo thính lực. Tình trạng suy giảm thính lực có thể được cải thiện nhờ việc sử dụng máy trợ thính.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại