Mất thính lực đang ngày càng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhưng việc sử dụng máy trợ thính hiện đại sẽ giúp cải thiện đáng kể khả năng nghe và giao tiếp hàng ngày.
Máy trợ thính hiện đại – Giải pháp cải thiện chất lượng cuộc sống
Máy trợ thính ngày nay nhỏ gọn, tinh tế hơn nhiều so với trước đây và có thể cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Thậm chí, việc sử dụng máy trợ thính từ độ tuổi 40 – 50 nếu cần thiết cũng mang lại nhiều lợi ích.
Tình trạng mất thính lực ngày càng phổ biến
Khoảng 10% dân số đang gặp vấn đề về thính lực và con số này dự kiến sẽ tăng mạnh. Không chỉ do già hóa dân số; mà còn vì thói quen sử dụng tai nghe nhiều giờ mỗi ngày cho công việc, thể thao và giải trí. Tổ chức Y tế Thế giới cũng cảnh báo về tình trạng suy giảm thính lực ở người dưới 35 tuổi; do tiếp xúc với âm thanh lớn tại các sự kiện âm nhạc và quán bar.
Khi nào nên đi khám thính lực?
Mất thính lực thường diễn ra từ từ. Ban đầu là ở các tần số âm thanh ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nên khó nhận ra. Tuy nhiên, khi tần số liên quan đến lời nói bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ bắt đầu gặp khó khăn trong giao tiếp.
Các dấu hiệu cần lưu ý:
- Thường xuyên yêu cầu người khác nhắc lại.
- Cảm thấy người xung quanh nói lí nhí; hoặc khó nghe rõ trong môi trường ồn ào như nhà hàng.
- Tăng âm lượng TV; hoặc gặp khó khăn khi gọi điện thoại vì không nhìn thấy khẩu hình người nói.
Nếu gặp những tình trạng trên, nên đi kiểm tra thính lực càng sớm càng tốt.
Nên khám mất thính lực ở đâu?
- Có thể kiểm tra sàng lọc thính lực tại các bệnh viện; phòng khám chuyên khoa thính học; hoặc gặp chuyên gia thính học.
- Nếu cần điều trị hoặc hỗ trợ đặc biệt, chuyên gia thính học sẽ đưa ra đánh giá chi tiết và tư vấn giải pháp phù hợp.
- Tại các phòng khám công, có thể cần giấy giới thiệu của bác sĩ gia đình, trong khi phòng khám tư nhân thì không yêu cầu. Chi phí kiểm tra dao động từ 75 – 100 CAD và thường được bảo hiểm tư nhân chi trả.
Lựa chọn máy trợ thính phù hợp với mức độ mất thính lực
Máy trợ thính hiện đại có thiết kế nhỏ gọn, tinh tế và được chia thành ba loại chính:
- Loại trong tai (In-the-ear): Phù hợp với mất thính lực nhẹ, thiết kế nhỏ gọn và gần như vô hình.
- Loại sau tai (Behind-the-ear): Dành cho người mất thính lực trung bình đến nặng, có kích thước lớn hơn và công suất mạnh hơn.
- Loại kết hợp: Vừa nhỏ gọn vừa có công suất cao, phù hợp với người mất thính lực ở một số tần số nhất định.
Máy trợ thính hiện đại còn tích hợp Bluetooth, cho phép điều chỉnh âm lượng và các chế độ nghe thông qua điện thoại thông minh. Giá của máy trợ thính dao động từ 1.000 đến 4.000 CAD mỗi tai tùy vào tính năng và công nghệ. Một số trường hợp sẽ được bảo hiểm chi trả toàn bộ hoặc một phần.
Có thể phục hồi thính lực mà không cần máy trợ thính không?
Không thể phục hồi thính lực đã mất. Vì tế bào thính giác khi đã bị phá hủy sẽ không tái sinh được. Tuy nhiên, sử dụng máy trợ thính kịp thời sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống; và ngăn ngừa các vấn đề khác như suy giảm trí nhớ, khó khăn trong cân bằng; và định hướng không gian, đặc biệt ở người cao tuổi.
Lời khuyên khi sử dụng máy trợ thính
Việc làm quen với máy trợ thính có thể mất thời gian; và cần điều chỉnh nhiều lần để phù hợp với nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, kiên trì sử dụng và thường xuyên tái khám để điều chỉnh sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong việc cải thiện thính lực và chất lượng cuộc sống.
Kết luận
Mất thính lực không chỉ ảnh hưởng đến giao tiếp; mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Do đó, nếu có dấu hiệu suy giảm thính lực, hãy đi khám sớm để được tư vấn và điều trị phù hợp.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI