Giấc ngủ và thính giác: Đâu là mảnh ghép còn thiếu?

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và thính giác là gì? Và làm thế nào chúng ta có thể áp dụng những phát hiện này trong việc điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)?

Theo Chopra và cộng sự (2016), hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng 21% nguy cơ suy giảm thính lực. Nhưng tại sao điều này lại xảy ra?

Nguyên nhân đầu tiên: Viêm nhiễm

Ốc tai được nuôi dưỡng bởi một động mạch tận. Do đó những thay đổi về mạch máu có thể gây tổn thương trực tiếp đến nó. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy; tình trạng thiếu oxy từng đợt trong OSA có thể gây viêm mạch máu; rối loạn chức năng nội mô; và tăng huyết áp (Dewan, Nieto và Somers, 2015).

Nguyên nhân thứ hai: Thiếu oxy trong giấc ngủ

Thiếu oxy có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh ngoại vi liên quan đến thính giác. Cụ thể, đáy của ốc tai (mã hóa tần số cao) nhạy cảm hơn với tổn thương do OSA; so với đỉnh của ốc tai (mã hóa tần số thấp). Đây là lý do vì sao tình trạng mất thính lực ở tần số cao thường liên quan đến người mắc OSA nghiêm trọng.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu trên động vật đã phát hiện. Là các bất thường tế bào trong ốc tai của chuột bị thiếu oxy từng đợt. Những bất thường này bao gồm sự phá hủy diện rộng các tế bào lông ngoài và lông trong – những tế bào thụ cảm trong tai trong.

trị liệu ngôn ngữ

Vai trò của ngôn ngữ trị liệu

Tình trạng thiếu oxy trong giấc ngủ xảy ra; do sự sụp đổ một phần (hypopnea) hoặc hoàn toàn (apnea) của đường hô hấp trên trong khi ngủ. Thông qua liệu pháp myofunctional (chức năng cơ), chuyên viên ngôn ngữ trị liệu thực hiện các bài tập cơ cụ thể để tăng cường trương lực cơ. Từ đó giảm tình trạng tắc nghẽn do sự sụp đổ của cơ. Kết quả là giảm mức độ nghiêm trọng; và tần suất của các cơn ngưng thở/hypopnea; cũng như giảm cường độ, thời gian và tần suất ngáy.

Liệu pháp myofunctional không chỉ là việc tập luyện cơ. Những rối loạn chức năng do tắc nghẽn đường hô hấp trên gây ra thường làm suy giảm khả năng kiểm soát vận động ở vùng cơ mặt. Phục hồi chức năng orofaciomyofunctional (cơ chức năng vùng miệng-mặt) giúp cải thiện khả năng kiểm soát vận động ở nhóm bệnh nhân này.

Trong trường hợp này, chuyên viên ngôn ngữ trị liệu không chỉ phục hồi chức năng nhai; nuốt và nói mà còn cả chức năng hô hấp.

Hiệu quả của liệu pháp giấc ngủ

Liệu pháp này có thể giảm một nửa chỉ số ngưng thở-hypopnea ở cả trẻ em và người lớn. Vì vậy, lần tới nếu gặp một bệnh nhân hay ngáy, hãy nghĩ đến việc giới thiệu họ đến chuyên viên ngôn ngữ trị liệu.

Nguồn tham khảo: Marie-Emmanuelle Marchand, Thạc sĩ, Chuyên viên ngôn ngữ trị liệu lâm sàng, diễn giả và nhà đào tạo.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

 

Số điện thoại