Điều trị bệnh Ménière

Triệu chứng của ù tai

Vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh Ménière. Các phương pháp điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc làm dịu các triệu chứng và thuyên giảm bệnh tình, nhằm giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn, đối phó tạm thời với tình trạng bệnh này.

Điều trị các triệu chứng của bệnh Ménière

Phương pháp điều trị bệnh nhằm giảm tần suất các cơn chóng mặt và các triệu chứng liên quan (bồn chồn, buồn nôn và nôn). Đối với phương pháp điều trị bằng thuốc, hiện nay đang có 3 loại thuốc sau :

  • thuốc an thần (benzodiazepin), làm giảm độ nhạy cảm hệ thống tiền đình;
  • thuốc chống chóng mặt (chẳng hạn như acetyl-leucine);
  • thuốc chống buồn nôn hoặc chống nôn.

Những loại thuốc này có thể được dùng bằng cách tiêm vào tĩnh mạch nếu tình trạng phát bệnh nghiêm trọng, dạng miếng dán hoặc dạng viên uống nếu bệnh tình ở mức độ vừa phải. Thời gian điều trị, ngắn nhất có thể, thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.

Phương pháp điều trị từ gốc

Phương pháp điều trị này nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh bằng cách giảm tần suất các cơn chóng mặt và ngăn ngừa tối đa tình trạng suy giảm thính lực: phương pháp điều trị thường là giảm áp suất ở tai trong, nhưng kết quả thì khá là ngẫu nhiên, không có gì đảm bảo chắc chắn. Bác sĩ tai mũi họng có thể kê toa một số loại thuốc để điều trị chứng chóng mặt của bệnh Ménière:

  • Một số loại thuốc chống chóng mặt, đặc biệt là betahistine, giúp giảm triệu chứng buồn nôn và chóng mặt trong trường hợp bệnh nhân bị chóng mặt và thuốc này cũng giúp giảm triệu chứng ù tai.
  • Trong một số trường hợp, thuốc lợi tiểu (hydrochlorothiazide, triamterene hoặc acetazolamide), khiến thận bài tiết nhiều chất lỏng hơn, có thể giúp giảm áp lực ở tai trong. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách hoặc không đúng liều lượng, các thuốc này có thể dẫn đến mất nước và hạ huyết áp, đôi khi gây dị ứng da, thay đổi nồng độ kali trong máu và các rối loạn khác. Do đó, bệnh nhân phải uống thuốc dưới sự giám sát y tế nghiêm ngặt.
  • Một số thuốc kháng histamin (thuốc điều trị dị ứng) có thể phát huy hiệu quả, tuy nhiên hiệu quả của chúng vẫn chưa được kiểm chứng.
  • Nhóm thuốc Corticosteroid (thuốc kháng viêm) đôi khi được sử dụng nếu các loại thuốc khác không hiệu quả. Các thuốc này giúp làm giảm triệu chứng chóng mặt và ù tai. Các thuốc này có thể được sử dụng thông qua đường uống, tiêm vào cơ (tiêm vào bắp) hoặc qua màng nhĩ (xuyên màng nhĩ). Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Phục hồi chức năng tiền đình

Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, những người mắc bệnh Ménière có thể được đề xuất thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình : đây là chuyên khoa vật lý trị liệu dành cho những người bị hoa mắt, chóng mặt và rối loạn thăng bằng do rối loạn hệ thống tiền đình.

Các bài tập phục hồi chức năng tiền đình được giám sát bởi một nhóm chuyên gia về rối loạn thăng bằng, phối hợp với bác sĩ tai mũi họng. Một số loại bài tập có thể được đề xuất kết hợp sử dụng ghế xoay, thiết bị giúp phục hồi, cải thiện chuyển động của mắt, đệm nhún nhảy lò xo hoặc thậm chí là loại kính đặc biệt (kính Frenzel hoặc kính soi nhãn cầu video) cho phép quan sát chuyển động của mắt. Với các bài tập này, người bệnh có thể phục hồi khả năng giữ thăng bằng bằng cách tăng cường các cơ chế bổ trợ can thiệp để bù đắp cho sự rối loạn tiền đình do bệnh Ménière gây ra.

Điều trị bệnh Ménière một cách tự nhiên

Phương pháp điều trị bằng áp suất : ống dẫn lưu màng nhĩ

Nếu cả hai phương pháp điều trị bằng thuốc và phục hồi chức năng tiền đình đều không hiệu quả, người bệnh có thể chuyển sang phương pháp điều trị bằng “áp suất” : cụ thể, phương pháp này là đặt một loại ống dẫn lưu hoặc máy sục khí qua màng nhĩ, với một chiếc ống xuyên qua màng nhĩ. Ống dẫn lưu được đặt khi bệnh nhân được gây tê tạị vùng đặt ống hoặc toàn thân. Đối với một số trường hợp, ống dẫn lưu màng nhĩ làm giảm đáng kể tần suất và cường độ của các lần phát bệnh Ménière. Nếu việc đặt ống dẫn lưu màng nhĩ không hiệu quả như mong đợi, phương pháp điều trị này có thể được hoàn thiện bằng cách sử dụng một thiết bị đưa không khí lưu thông áp suất vào tai thông qua ống dẫn lưu. Hệ thống này được sử dụng từ 2 đến 3 lần/một ngày, giúp tăng cường tác dụng của ống dẫn lưu để cân bằng lại áp suất của tai trong.

Phẫu thuật điều trị bệnh Ménière

Các phương pháp điều trị được liệt kê ở phía trên có thể kiểm soát và làm giảm các triệu chứng của bệnh Ménière trong gần 80% trường hợp. Nhưng nếu chứng chóng mặt vẫn cứ tiếp diễn, có thể sẽ cần phải phẫu thuật.

Có nhiều loại phẫu thuật có thể được xem xét, chỉ định tùy thuộc vào bệnh nhân và các biểu hiện của bệnh :

Các phẫu thuật này gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống thính giác và không thể phục hồi, vì chúng phá hủy vĩnh viễn tai trong hoặc dây thần kinh tiền đình và không phải là không có rủi ro, các thủ thuật này được coi là phương pháp điều trị cuối cùng mà chúng ta có thể nghĩ tới sau khi tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế. Do đó, phẫu thuật cắt bỏ mê đạo tai chỉ được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân bị suy giảm thính lực mức độ nghiêm trọng, vì bệnh nhân chắc chắn sẽ bị điếc sau khi phẫu thuật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại