Bệnh Ménière, triệu chứng và nhận biết

Bệnh Ménière là bệnh gì ?

Được bác sĩ Prosper Ménière phát hiện và mô tả các triệu chứng vào năm 1861, bệnh Ménière thường xuất hiện ở độ tuổi từ 40 đến 60 và ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp 3 lần so với đàn ông. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh Ménière ảnh hưởng đến tai trong và gây mất thăng bằng đi kèm với chứng chóng mặt quay cuồng (được gọi là chứng chóng mặt của bệnh Méniere). Bệnh Ménière cũng có thể gây suy giảm thính lực hoặc ù tai. Có một số nguyên nhân gây ra hội chứng Ménière. Đây là một căn bệnh khó điều trị, các phương pháp điều được áp dụng là để làm dịu đi những triệu chứng của bệnh.

Các triệu chứng của bệnh Ménière

Bệnh Ménière được đặc trưng bởi bộ ba triệu chứng liên quan đến chóng mặt dữ dội quay cuồng, chóng mặt do bệnh Ménière, tiếng vo ve trong tai hoặc ù tai và suy giảm thính lực đột ngột, thường là một bên tai, tức là chỉ một bên tai bị ảnh hưởng. Các triệu chứng bệnh Ménière tiến triển rất đa dạng tùy thuộc vào từng người và không thể đoán trước được.

Chóng mặt do bệnh Ménière

Chứng chóng mặt do bệnh Ménière xảy ra đột ngột và có thể kéo dài trong vòng một vài giờ hoặc thậm chí một vài ngày. Trong những cơn chóng mặt quay cuồng, người bệnh có cảm giác rằng môi trường xung quanh họ đang quay nhanh, điều này có thể gây buồn nôn và nôn mửa.

Ù tai và bệnh Ménière

Các cơn chóng mặt thường đi kèm với biểu hiện ù tai, thường chỉ ở một bên tai. Chứng ù tai này có thể giống như tiếng rít, tiếng vo ve hoặc tiếng răng rắc trong tai. Tuy nhiên, có thể chứng ù tai vẫn còn kéo dài ngay cả sau khi bệnh tình đã thuyên giảm.

Suy giảm thính lực

Suy giảm thính lực, đặc biệt là đối với các âm trầm, cũng có thể xảy ra ở người mắc bệnh Ménière. Biểu hiện ban đầu là cảm giác bị tắc, đầy ứ hoặc nặng trong tai và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tai, vì vậy chúng ta gọi đó là điếc một bên. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, mức độ điếc có thể tăng lên và ảnh hưởng đến tất cả các tần số (duy trì trong khoảng 50-70 dB). Tình trạng suy giảm thính lực này có thể ảnh hưởng đến tai còn lại và có thể dẫn đến điếc vĩnh viễn. Tuy nhiên, bệnh này rất hiếm khi gây điếc hoàn toàn. Nói chung, suy giảm thính lực đặc trưng do bệnh Ménière đi kèm với các dấu hiệu chứng minh bệnh này gây ảnh hưởng đến bên trong ốc tai : suy giảm khả năng phân biệt các âm, không chịu được âm thanh lớn, biến dạng âm thanh hoặc thậm chí là hiện tượng nghe đôi (chứng rối loạn thính giác dẫn đến nhận thức , bởi một hoặc cả hai tai, của cùng một âm thanh nhưng ở dạng có cao độ khác nhau hoặc ở dạng hai âm thanh cách nhau một khoảng thời gian ngắn).

Các triệu chứng khác

Một người mắc bệnh Ménière cũng có thể gặp các triệu chứng khác như :

  • Phản xạ thần kinh phế vị : buồn nôn và nôn, đổ mồ hôi và nhịp tim tăng nhanh
  • Đau đầu
  • Chuyển động mắt giật không tự chủ, được gọi là rung giật nhãn cầu
  • Mất thăng bằng và té ngã
  • Buồn ngủ và cảm thấy mệt mỏi
  • Rối loạn lo âu và xu hướng bị trầm cảm

Nếu bạn mắc các triệu chứng được đề cập phía trên, thì đó không nhất thiết là bệnh Ménière. Trong mọi trường hợp, bạn cần phải tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ tai mũi họng, người có thể phân tích các triệu chứng của bạn và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Nguyên nhân gây bệnh Ménière

Rất khó để có thể xác định một cách chắc chắn nguyên nhân gây bệnh Ménière, bởi vì bệnh này ảnh hưởng đến tai trong, phần sâu nhất và phức tạp nhất của hệ thống thính giác.

Bouton en savoir plus

Bệnh Ménière có phải là bệnh di truyền không ?

Nói một cách chính xác thì bệnh Ménière không phải là bệnh di truyền : không thể truyền trực tiếp sang con cái. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể xảy ra, theo kết quả thực hiện khảo sát các gia đình có nhiều trường hợp mắc bệnh. Do đó, có thể một số gen thúc đẩy sự khởi phát của bệnh, nhưng cho đến nay, vẫn chưa tìm ra được các gen có liên quan.

Các nghiên cứu về bệnh ?

Hiện tại, nghiên cứu y học đang hướng tới xác định các nguyên nhân và yếu tố sinh học và môi trường có thể là nguồn gốc của bệnh Ménière và chứng chóng mặt do bệnh gây ra. Công trình nghiên cứu cũng tập trung vào các mối liên hệ giữa chuyển động của chất lỏng nội dịch, thính giác và sự cân bằng. Đặc biệt, nghiên cứu về các tế bào lông ở tai trong nhằm mục đích làm sáng tỏ quá trình chuyển hóa năng lượng âm thanh và chuyển động thành thông điệp thần kinh đối với bệnh Ménière. Kết quả của các nghiên cứu này sẽ giúp phát triển chiến lược phòng ngừa, hoặc thậm chí là phương pháp điều trị bệnh.

Máy trợ thính và bệnh Ménière

Bất kỳ mức độ suy giảm thính lực nào do bệnh Ménière gây ra cũng đều có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, nó có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và thậm chí dẫn đến sự cô lập với xã hội. Máy trợ thính có thể giúp cải thiện vấn đề này, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh bị suy giảm thính lực mức độ nhẹ đến mức độ trung bình do hội chứng Ménière gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng máy trợ thính gặp một số khó khăn. Máy trợ thính cần được điều chỉnh định kỳ do khả năng nghe của người bệnh không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi.

Tuy nhiên, ưu điểm vượt trội của phương pháp này, đó là khả năng nghe bị suy giảm do bệnh được cải thiện đáng kể nhờ có máy trợ thính. Ngoài máy trợ thính kỹ thuật số, các thiết bị khuếch đại khác cũng có thể giúp ích trong trường hợp này, chẳng hạn như tai nghe khuếch đại. Bằng cách này, người bệnh có thể duy trì các hoạt động cuộc sống hàng ngày, các hoạt động xã hội và duy trì liên lạc như bình thường trước đây, tránh được sự cô đơn, cô lập và bị gạt bỏ ra ngoài xã ​​hội. Do đó, chúng tôi khuyên những người mắc bệnh Ménière nên đeo máy trợ thính và bảo vệ thính lực của mình trong những tình huống ồn ào bằng cách đeo các thiết bị bảo vệ thính lực được thiết kế chuyên dụng.

Cần phải làm gì khi mắc bệnh Ménière ?

Đừng ngần ngại liên hệ với của hàng trợ thính Paris Hearing gần bạn nhất để biết thêm thông tin chi tiết về máy trợ thính hỗ trợ bệnh nhân Ménière.

Tìm hiểu về các loại máy trợ thính Paris Hearing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Số điện thoại